H.Cái Bè: Lịch Sử Chùa An Nghĩa

Thứ năm, 25/06/2020, 07:16 GMT+7
H.Cái Bè: Lịch Sử Chùa An Nghĩa

H.Cái Bè: Lịch Sử Chùa An Nghĩa

LỊCH SỬ CHÙA AN NGHĨA

v2_6

Chùa An Nghĩa do Hòa thượng Thích Nguyên Năm, thế danh Lê Văn Năm thành lập vào năm 1920 tại ấp An Thiện, xã An Cư, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang.
Hòa thượng Thích Nguyên Năm trung niên xuất gia với tổ Tâm Hòa tại chùa Linh Sơn, tỉnh Tây Ninh, sau đó về y chỉ tu học tại chùa Phước Thạnh, thị trấn Cái Bè. Năm 1920, nhận lời kiền thỉnh của Phật tử, Hòa thượng đã về cất chùa An Nghĩa để hướng dẫn Phật tử nơi đây tu tập. Hòa thượng viên tịch năm 1963.
Sau khi Hòa thượng Thích Nguyên Năm viên tịch, Thầy Thiện Thành đã tiếp tục chăm lo Tam Bảo tại chùa An Nghĩa đến năm 1975 thì giao lại cho Thượng tọa Thích Thiện Tín (nay là Hòa thượng Thích Thiện Tín) trụ trì cho đến nay.
Hòa thượng Thích Thiện Tín thuở nhỏ xuất gia tu học với Hòa thượng Thích Pháp Tịnh tại chùa Kỳ Viên (khu 3, TT.Cái Bè) vào năm 1966. Năm 1975 Hòa thượng về nhận trụ trì chùa An Nghĩa để hướng dẫn Phật tử tu tập và điều hành Phật sự tại nơi đây.
Ngôi chùa An Nghĩa ban đầu được làm bằng cây lá đơn sơ. Đến năm 1952, được sự phát tâm của Phật tử, Hòa thượng Thích Nguyên Năm đã cho trùng tu lại bằng chất liệu bê tông, vách tường, mái lợp ngói tây.

v_4

Từ khi tiếp nhận trọng trách tại chùa An Nghĩa với khung cảnh xung quanh còn nhiều hoang sơ, dân tình còn chất phát và chưa hiếu nhiều về Phật pháp; thế nên ngoài việc hướng dẫn Phật tử tu học, mở khóa tu Niệm Phật vào ngày mùng 1 âm lịch hàng tháng để Phật tử trở về thực tập lời Phật dạy, Hòa thượng Thích Thiện Tín đã từng bước trùng tu, kiến tạo lại ngôi chùa ngày càng khang trang hơn.v4_6

Năm 2009, nhận thấy ngôi chùa đã bị xuống cấp, Hòa thượng trụ trì làm đơn xin phép các ban ngành hữu quan và khởi công đại trùng tu ngôi Chánh điện theo kiến trúc Tứ trụ, mái lợp Ngói xi măng màu cao cấp, vách tường, nền lát gạch men rất trang nghiêm, thoáng mát. Công trình xây dựng một năm thì hoàn thành.v10_7

Bên trong Chánh điện thờ Tôn tượng Đức Phật Thích Ca, hai bên tả hữu là Bồ tát Văn Thù, Phổ Hiền; phía trước cửa ra vào là ban thờ Hộ Pháp Vi Đà và Tiêu Diện Đại sĩ.
Phía sau Chánh điện là Tổ đường thờ Tổ sư Đạt Ma và Long vị chư Hòa thượng tiền bối.

v13_6


Sau khi ngôi Chánh điện hoàn thành, Hòa thượng Thích Thiện Tín tiếp tục cho xây dựng nhà Hậu Tổ, Trai đường, Tăng xá, nhà bếp. Hòa thượng còn tiến hành xây cổng Tam quan, Quán Âm Các, đài thờ Bồ tát Địa Tạng và an trí Tôn tượng Phật A Di Đà phía trước sân chùa để cho Phật tử và người dân quanh vùng tiện việc chiêm bái, lễ lạy mỗi khi đến Chùa.

v19_3

Năm 2019, Hòa thượng trụ trì cho xây dựng hàng rào xung quanh chùa, san lắp mặt bằng và tôn tạo khu vườn tượng các hóa thân của Bồ tát Quán Thế Âm để làm nơi cho Phật tử trở về chiêm bái và học hạnh Từ bi của Ngài. Công trình hiện còn đang dang dỡ và rất cần sự phát tâm của quý Phật tử, các nhà hảo tâm gần xa.
Với tinh thần “Phật pháp bất ly thế gian giác” Hòa thượng Thích Thiện Tín đã tích cực tham gia hoạt động các phong trào đền ơn đáp nghĩa tại địa phương, thường xuyên vận động và hướng dẫn Phật tử tổ chức tặng quà cho bà con nghèo, xây nhà tình thương, làm đường nông thôn … Với uy tín sẳn có, Hòa thượng còn được mời vào làm thành viên MTTQ Việt Nam xã An Cư và được đắc cử Đại biểu Hội đồng Nhân dân xã nhà nhiều nhiệm kỳ qua.
Như vậy, với 100 năm hình thành và phát triển, chùa An Nghĩa giờ đây như một một đóa hoa Phật pháp vươn mình trong nắng mới, tỏa hương sắc lung linh.

Một số ảnh tư liệu:

v3_7v5_7v6_6v7_5v8_6v9_7v11_7v12_7v15_5v16_5v17_5v14_6v18_3v20_4

Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang


Người viết : admin