H.Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa An Dương

Thứ ba, 14/04/2020, 19:54 GMT+7
H.Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa An Dương

H.Gò Công Tây: Lịch Sử Chùa An Dương

LỊCH SỬ CHÙA AN DƯƠNG
Ấp Bình Hòa Đông, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang.

v1_13

Chùa An Dương được thành lập vào năm 1926 với tổng diện tích tự nhiên 3.704m2. Trước kia nơi đây là vùng đất hoang vắng giữa đồng nội, có một ao nước ngọt cho người dân trong làng lui tới lấy nước sinh hoạt (ao nước hiện nay vẫn còn). Hàng ngày mỗi buổi chiều các vị Mục đồng dắt trâu bò về ngồi nghĩ, lấy đất sét nắn tượng Phật thả xuống ao, tượng Phật không chìm mà nổi lên mặt nước, thấy sự linh thiêng, từ đó ngôi Chùa được thành lập.
Sau khi lập chùa, các vị Mục đồng tôn ông Lưu Văn Nhi làm Hòa thượng và cử trông coi chùa, hàng ngày Ông hốt thuốc nam trị bệnh cho bá tánh. Vài ba năm sau do bất hòa nên các vị Mục đồng tan rã, ngôi chùa cũng hoang vắng.

v10_8

Qua một thời gian bà con trong làng mới cung thỉnh Hòa thượng Thích Thiện Tri về làm Trụ trì, từ đó chùa An Dương luôn được chư tiền bối thay phiên nhau trông coi và hoằng truyền Phật pháp. Đến nay đã trãi qua các đời trụ trì như sau:
- Các vị Mục Đồng tạo lập từ năm 1926.
- Giai đoạn 1930 - 1950, Hòa thượng Thích Thiện Tri về làm trụ trì.
- Giai đoạn 1950 - 1965, Thầy Chùa Bé trụ trì, sau đó Thầy bị bắt đi lính.
- Giai đoạn 1965 - 1973, Hòa thượng Thích Tịnh Hiển về làm trụ trì. Hòa thượng viên tịch vào năm 2000.
- Giai đoạn 1973 - 1998, Thượng tọa Thích Trí Hườn (nay là Hòa thượng Thích Trí Hườn – Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang) trụ trì. Với đức độ sẳn có, thời gian này Hòa thượng đã thu nhận rất nhiều đệ tử xuất gia theo học Phật pháp. Sau đó vì Phật sự Giáo hội giao phó nên Hòa thượng đã giao chức vụ trụ trì chùa An Dương lại cho đệ tử là Ni sư Thích Nữ Kim Hoa để về trụ trì và điều hành Phật sự tại chùa Long Thạnh (ấp Bình Hòa Long, xã Bình Nhì, huyện Gò Công Tây, tỉnh Tiền Giang).

v4_12

Từ năm 1998 đến này Ni sư Thích Nữ Kim Hoa đảm nhận trụ trì chùa An Dương. Vâng lời dạy của Hòa thượng Bổn sư, Ni sư Trụ trì tinh tấn tu tập, hàng ngày cần mẫn canh tác 6000m2 đất ruộng và chăm sóc hơn 3000m2 đất vườn, thâm canh trồng trọt hoa màu để có thêm kinh phí trùng tu Chùa cảnh và nuôi dưỡng Ni chúng tu học. Với đức độ tu tập và cách ứng xử hòa nhã của Ni sư Thích Nữ Kim Hoa, hàng Phật tử trở về Quy y tu học ngày càng đông, Ni chúng phát nguyện xuất gia tu học hơn 10 vị; sau khi chỉ dạy các oai nghi căn bản và những điều cần thiết ban đầu của người phát tâm xuất gia học đạo, Ni sư Trụ trì đã gửi chư Ni theo học các trường Phật học trong và ngoài nước, ngõ hầu sẽ tiếp bước để hoằng dương Phật pháp làm rạng danh chốn Tổ về sau.
Từ khi thành lập đến nay chùa An Dương đã được tu sửa vào các lần sau:
- Năm 1973 Hòa thượng Thích Tịnh Hiển cho xây dựng lại ngôi Chánh điện từ vách lá sang chất liệu bê tông, mái lợp ngói.
- Năm 1997 Hòa thượng Thích Trí Hườn xây dựng lại Khách đường và 1 phần liêu phòng cho Tăng chúng.

v16_6

- Năm 1999 Ni sư Thích Nữ Kim Hoa xây dựng mới lại ngôi Chánh điện và hậu Tổ bằng bê tông cốt thép chiều ngang rộng 13m, dài 26m. Mái chùa lợp bằng ngói tây, các đường nốc mái gắng hoa văn rồng lá rất mềm mại. Tiếp theo những năm sau, mỗi năm Ni sư Trụ trì cố gắng tu sửa một hạn mục như: Năm tôn tạo Quan Âm Các. Năm 2008 tôn tạo vườn Lâm Tỳ Ni để tạo vẽ mỹ quan cho ngôi Chùa và đổ bê tông con đường từ đường lộ cấp Huyện vào ngôi chùa dài khoảng 200m. Năm 2016 xây dựng cổng Tam quan, hàng rào. 2017 xây thêm tiền sảnh, hành lang hai bên Chánh điện và Ni xá làm chổ ở khang trang cho Ni chúng, xây Đài tôn trí tượng Phật A Di Đà, nhà khách ... đến năm 2018 mới hoàn thành các hạng mục phụ, và tôn tạo hoàn chỉnh khung viên Chùa, bố trí cây kiểng xinh tươi như hiện nay.

v7_12

Chùa An Dương ngày nay rất trang nghiêm, thoáng mát, là nơi an yên cho Ni chúng và Phật tử quy tựu tu học theo Phật pháp. 
Ngoài việc tiếp Tăng độ chúng, hướng dẫn Phật tử tu tập theo Chánh pháp; Hằng năm vào những ngày lễ lớn của Phật giáo, Ni sư Trụ trì còn hướng dẫn Phật tử phát tâm thù thắng cùng nhau đóng góp để tặng quà cho người nghèo, các em học sinh hiếu học, phát quà bánh trung thu, giúp bệnh nhân nghèo….. và đóng góp vào các hoạt động chung của Giáo hội, cùng với địa phương thực hiện các công trình phúc lợi hàng trăm triệu đồng để xoa dịu nỗi khổ của mọi người theo tâm hạnh đại bi của Bồ Tát Quán Thế Âm.

"Quan Âm Đại sĩ mĩm cười,
Đại hùng Phật điện rạng ngời nguy nga.
Đàn Na, thiện tín gần xa,
Lòng tràn hoan hỷ sắc tòa Như Lai."

Sau đây là một số ảnh tư liệu:

v2_12v3_15v5_12v6_14v13_10v8_12v9_10v11_9v12_6v14_9v15_6

Ban Biên Tập Lịch Sử Tự Viện Tỉnh Tiền Giang
 


Người viết : admin