Tiền Giang: Bà Bùi Thị Mai Chia Sẻ Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

Thứ năm, 26/07/2018, 19:15 GMT+7
Tiền Giang: Bà Bùi Thị Mai Chia Sẻ Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

Tiền Giang: Bà Bùi Thị Mai Chia Sẻ Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

Chiều nay, ngày 26 tháng 7 năm 2018 (Nhằm ngày 14 tháng 6 năm Mậu Tuất), nhận lời mời của Ban Tổ Chức, Bà Bùi Thị Mai – Trưởng Ban Tôn giáo tỉnh Tiền Giang đã có buổi nói chuyện về Luật tín ngưỡng tôn giáo với hơn 500 chư Tôn đức Tăng ni tại khóa Bồi dưỡng Trụ trì năm 2018 do BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang tổ chức tại Giảng đường Huệ Đăng, chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho.

v2_27


Bà Mai chia sẻ: Việt Nam là nước có nhiều Tôn giáo du nhập và phát triển từ rất sớm, thế nhưng từ trước đến nay chưa có văn bản Luật nào quy định về hoạt động Tôn giáo. Trước đây nhà nước ta có ban hành một số Pháp lệnh, Nghị định để điều chỉnh vấn đề này, thế nhưng những văn bản đó chưa phải là luật, nên chưa có hành lang quy định hoạt động tín ngưỡng tôn giáo, không có công cụ quy phạm quy định. 
Năm 2016, sau thời gian nghiên cứu, Quốc hội nước ta đã cho ra đời bộ Luật tín ngưỡng tôn giáo, với 9 chương, tổng cộng 68 điều quy định chi tiết những vấn đề liên quan đến Tôn giáo; Bộ Luật này có hiệu lực từ tháng 1 năm 2018.
Luật tín ngưỡng tôn giáo 2016 được hình thành trên nền tảng của các Pháp lệnh, Nghị định trước đó; Và tất yếu bộ Luật có những điểm mới như sau:
1. Luật quy định mọi công dân đều được quyền tự do tín ngưỡng tôn giáo.
2. Mọi công dân đều được tự do đăng ký sinh hoạt tôn giáo tập trung, với điều kiện phải có đủ giáo luật, giáo lý, và là công dân Việt Nam không có án tích, không phải đối tượng bị buộc tội. Sau khi đăng ký sinh hoạt tôn giáo, tính từ ngày đăng ký, cộng lên đủ 5 năm nếu muốn thành lập một tổ chức tôn giáo mới thì sẽ được công nhận.
3. Việc đăng ký tôn giáo trực thuộc, không cần phải tính thời gian, chỉ là phải hội đủ các điều kiện như: Có sự cần thiết của tín đồ địa phương, có thời gian hoạt động ổn định, người đăng ký có năng lực thật sự và là công dân tốt.
4. Luật quy định phân trách nhiệm theo các cấp tôn giáo trực thuộc và có quyền quyết định các việc của tôn giáo. Ban tôn giáo chỉ là cơ quan hướng dẫn, tư vấn và tham mưu cho UBND cùng cấp quyết định các vấn đề về tôn giáo.
5. Luật quy định rõ Chức sắc và Chức việc tôn giáo: Chức sắc là thuần tu tập; Chức việc là đảm nhận các nhiệm vụ lãnh đạo trong Giáo hội, trong tổ chức tôn giáo.
6. Luật tín ngưỡng 2016 bổ sung nguyên một chương quy định về quyền tôn giáo của mọi người.
7. Luật quy định cho người nước ngoài sinh hoạt tôn giáo tại Việt Nam.
8. Pháp nhân của tổ chức tôn giáo là pháp nhân phi thương mại. Tổ chức tôn giáo không có mục đích kinh doanh, không có kinh doanh vì lợi nhuận.

v11_14


Bà Mai còn chia sẻ thêm về Nghị định 162 của Chính phủ nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam.
- Bên cạnh việc cho ra đời Luật tín ngưỡng tôn giáo, ngày 30/11/2017 Nhà nước ta còn ban hành Nghị định 162, gồm có 25 điều, để quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật tín ngưỡng, tôn giáo.
Do vì Luật ban hành còn gặp vài khó khăn khi thực hiện nên mới ban hành Nghị định hướng dẫn. Chủ yếu có 23 biểu mẫu để giúp cho các nhà tu hành thuận lợi khi giao dịch với các tổ chức quản lý tôn giáo.
- Điểm mới của Nghị định nữa là việc hướng dẫn đăng ký sinh hoạt tôn giáo tại cơ sở. Các nhà tu hành chỉ đăng ký sinh hoạt với cơ quan quản lý trực thuộc một lần; Hằng năm, nếu có phát sinh các sự kiện gì khác thì mới đăng ký bổ sung.
- Việc phong chức, phong phẩm hay thành lập cơ sở tôn giáo trực thuộc. Người đại diện phải có Lý lịch Tư pháp. Việc lập lý lịch tư pháp cần phải có thời gian nhất định. Quý vị nào khi cần lập lý lịch tư pháp thì nên trang bị cho mình sớm, tránh làm ảnh hưởng công việc.
- Theo quy định của Luật đất đai, các cơ sở tôn giáo muốn xây dựng phải có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất do cơ sở đứng tên; Cá nhân đứng tên quyền sử dụng đất thì không được xây dựng cơ sở tôn giáo
- Đất của nhà nước giao cho tổ chức tôn giáo sử dụng, không có thu thuế đất thường niên; Nên khi có các công trình phúc lợi hoặc của nhà nước đi ngang qua cơ sở tôn giáo, thì nơi đó sẽ bị thu hồi và không được đền bù; Chỉ đền bù tài sản gắng liền với đất mà thôi.
- Việc xin thành lập cơ sở tôn giáo trực thuộc, hiện nay trong toàn tỉnh Tiền Giang có hơn 100 trường hợp tự xây dựng am cốc để ở, những cơ sở này đều muốn xin thành lập cơ sở tôn giáo trực thuộc. Nếu như mọi tu sĩ đều muốn xin thành lập cơ sở riêng như vậy thì rất khó; Quý vị nên nương theo ở trong chúng, cộng trụ với Tăng đoàn.

v6_24


Bà Mai cũng dành nhiều thời gian giải trình những câu hỏi của chư Tôn đức; Trả lời những thắc mắc mà chư Tôn đức chưa rõ trong Luật tín ngưỡng, và những vấn đề về đất đai liên quan đến việc thành lập cơ sở tôn giáo mới, cơ sở tôn giáo trực thuộc, những vấn đề thờ tự của Phật tử tại gia…
- Luật ra đời thì điều tất yếu là sẽ có những biện pháp chế tài, nghĩa là có những quy tắc, những khung hình xử phạt. Quý vị phải nên tìm hiểu cho rõ để thực hiện cho tốt, tránh để những những điều đán tiếc xãy ra về sau.
Xin chúc cho quý Tôn đức luôn hoàn thành tốt trách nhiệm tại địa phương. Góp phần cùng chánh quyền ổn định và phát triển xã hội.
Sau đây là một số hình ảnh tại buổi chia sẻ chiều nay:

v1_28v3_22v4_27v5_24v7_21v8_22v9_20v10_15


Người viết : Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Tiền Giang