Tiền Giang: Thượng Tọa Thích Thiện Thống Giảng Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

Thứ ba, 24/07/2018, 10:27 GMT+7
Tiền Giang: Thượng Tọa Thích Thiện Thống Giảng Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

Tiền Giang: Thượng Tọa Thích Thiện Thống Giảng Tại Khóa Bồi Dưỡng Trụ Trì 2018

BÀI GIẢNG CỦA THƯỢNG TỌA THÍCH THIỆN THỐNG
Phó Chủ tịch Hội đồng Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam
Chuyên Đề: Quản Lý Giáo Hội – Tự Viện – Tăng Ni


Sáng ngày 24/7/2018 (Nhằm ngày 12 tháng 6 năm Mậu Tuất). Thượng tọa Thích Thiện Thống - Phó Chủ tịch HĐTS GHPGVN đã có buổi chia sẻ cho hơn 500 học viên là Trụ trì, Phó trụ trì các tự viện trong tỉnh Tiền Giang trong Khóa Bồi dưỡng kiến thức Trụ trì năm 2018 tại giảng đường Huệ Đăng, chùa Vĩnh Tràng, ấp Mỹ An, xã Mỹ Phong, TP. Mỹ Tho, tỉnh Tiền Giang.

v2_23


Quản lý là một hoạt động mang tính ý thức của một con người trong một tổ chức nhất định nào đó và mỗi một tổ chức có một khái niệm, quản lý khác nhau. Chung nhất quản lý là điều kiện, là chỉ đạo một hệ thống, một công việc căn  cứ vào những quy định của tổ chức đã ban hành. Quản lý là hoạt động mang lại lợi ích cho tập thể và số đông. Theo Các Mác (Karl Marx) thì xem quản lý là một chức năng đặc biệt nảy sinh từ bản chất xã hội trong quá trình lao động.
Vì thế dù chúng ta là Tăng ni, là Trụ trì hay là lãnh đạo Giáo hội đều phải tuân thủ theo quy luật, quỹ đạo và trật tự đó.
Đức Phật chế tạo ra giới luật là nhằm hướng cho đệ tử tuân theo quỹ đạo chung, đoàn kết hòa hợp trong khuôn khổ, hạn chế những nghiệp lực, thói quen riêng của từng các nhân người học đạo, từ đó không làm ảnh hưởng, gây khó chịu đến những người xung quanh. Kết quả là để giữ thanh tịnh cho tập thể, cộng đồng.

Về mặt tổ chức: Giáo hội là một tổ chức thì khái niệm quản lý cần phải được quan tâm và hiểu đúng. Muốn thực hiện chức năng quản lý của mình vào các Phật sự từ tổ chức Giáo hội cho đến tổ chức một ngôi chùa, phải xác định 2 chủ thể để cùng nhau hoạt động. Chủ thể quản lý: Trong một tổ chức Giáo hội từ Trung Ương đến địa phương và đối tượng bị quản lý là các thành viên của Giáo hội, các tự viện, các Tăng ni, tín đồ, cư sĩ Phật tử.

Về mặt điều kiện học thì quản lý này trên cơ sở các thành viên phải thực hiện theo yêu cầu của người nhạc trưởng. Quản lý sẽ tạo nên một trật tự, nếu không có quản lý thì cho dù có phát triển đi nữa cũng chỉ là phát triển vô điều kiện. Về mặt tổ chức, Giáo hội là một tổ chức có yếu tố rất đặc biệt tác động đến tất cả các mối quan hệ, đến tất cả các ứng xử của đối tượng bị quản lý. Và quản lý đó phải theo một trật tự, một quỹ đạo để tạo nên sự ổn định và phát triển. Thượng tọa đã nhắc nhở tất cả học viện hãy cố gắng sống và tuân thủ theo Hiến chương của GH. Thời Đức Phật cũng đã thiết lập sự quản lý trên nền tảng giới luật, tất cả Tăng Ni thời đức Phật đều phải tuân thủ, không thể có một sự bình đẳng trong quản lý.

Quyền uy là thuộc ý chí của người này bắt buộc người kia phải chấp hành. Tỳ kheo, Tỳ kheo ni của giáo đoàn phải phục tùng ý chí của đức Phật đó là Giới luật. Và ngày nay chúng ta có Hiến chương, quy chế, nội quy hay các chùa có thanh quy…
Thông qua Khóa bồi dưỡng, chư Tôn đức Tăng ni trụ trì các tự viện trong tỉnh thành hiểu rõ hơn về cách thức, phương pháp ứng xử các tình huống trong quá trình hoạt động Phật sự tại bổn tự.
Sau đây là một vài hình ảnh tiêu biểu trong buổi học:

v1_25v3_19v4_23v5_20v6_20

v11_12v7_18v8_18


Người viết : Ban TTTT Phật Giáo Tỉnh Tiền Giang