Cảm nghĩ sau khi tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời đại 4.0

Thứ sáu, 07/05/2021, 11:14 GMT+7
Cảm nghĩ sau khi tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời đại 4.0

Cảm nghĩ sau khi tham dự Khóa bồi dưỡng nghiệp vụ Thông tin Truyền thông Phật giáo thời đại 4.0

Phật giáo là một tôn giáo có chiều dài lịch sử, gắn liền với dân tộc Việt Nam. Phật giáo luôn đề cao vai trò tự do tư duy của con người. Người tu sĩ Phật giáo sẵn sàng vấn thân vào cuộc đời luôn đồng hành cùng dân tộc ở mọi thời đại. Nhà triết học Albert Einstein là thiên tài khoa học đã nhận định: “Nếu có một tôn giáo nào đương đầu với khoa học hiện đại thì đó là Phật Giáo. Phật giáo không cần xét lại quan điểm của mình để cập nhật hóa với những khám phá mới của khoa học. Phật giáo không cần từ bỏ quan điểm của mình xu hướng theo khoa học. Vì Phật giáo bao hàm cả khoa học cũng như vượt qua khoa học ...”. Tuy nhiên với thời đại 4.0, công nghệ thông tin vượt bậc bằng nhiều hình thức và thể loại khác nhau, khiến cho nhân loại khó chạy theo, khó nắm bắt kịp. Vì thế mà vai trò của người tu sĩ Phật giáo trong công cuộc truyền bá giáo pháp trên phương tiện truyền thông hiện đại là hết sức cần thiết.

aa_3

Nhưng muốn nắm bắt và am tường hoằng pháp thời đại thì người tu sĩ cũng như tầng lớp yêu kính đạo Phật phải hiểu rõ, hiểu sâu phương tiện truyền thông một cách thiết thực; biết vận dụng khéo léo việc thi hành và xử lý truyền thông theo hai hướng tích cực và tiêu cực trong công tác giữ gìn và phát huy vai trò truyền thông Phật giáo.
1.Tích cực truyền thông.
Nếu xưa kia công tác hoằng pháp, giáo hóa chúng sanh đã đức Phật dạy: “Này các Tỳ kheo!... hãy lên đường  vì lợi lạc của nhiều người, vì hạnh phúc của số đông, vì lòng lân mẫn đối với thế gian, vì lợi lạc, vì hạnh phúc của trời và người. Các ông hãy đi, nhưng đừng đi hai người cùng một hướng, hãy đi mỗi người một ngả, hãy truyền bá chánh pháp... Hãy phất lên ngọn cờ của bậc thiện trí, hãy truyền dạy giáo pháp cao siêu, hãy mang lại sự tốt đẹp cho người khác; được vậy, là các ông đã hoàn tất nhiệm vụ”. Thì ngày nay, với xu hướng phát triển của xã hội, người tu sĩ Phật giáo cần phải vận dụng bằng nhiều phương tiện hiện đại đề truyền bá Phật pháp. Cần nên vận dụng truyền thông đa phương tiện: Google, báo điện tử, truyền thông trực tuyến, livestream qua Yutobe, Facebook, Zalo, Viber, Twitter.... để phục vụ cho công tác hoằng pháp; đẩy mạnh công tác thông tin truyền thông trong lĩnh vực hoằng pháp.

v17

2. Mục tiêu đề ra:
Để việc tiếp nhận trình độ thông tin truyền thông cho phù hợp, trước tiên người tu sĩ Phật giáo phải nắm bắt được mọi diễn biến thông tin của thời đại, hiểu rõ việc sử dụng và cách xử lý, có kiến thức lẫn tri thức về Phật học cũng như thế học, nắm rõ các điều luật về quyền và nghĩa vụ của người làm truyền thông để bảo vệ và sẵn sàng chịu trách nhiệm trước hành động và việc làm của bản thân.
Tham gia các sự kiện, các cuộc hội thảo, các lớp tập huấn nghiệp vụ thông tin truyền thông thời đại 4.0. 
Cá nhân người làm truyền thông phải hoạch định chương trình, nội dung, định hướng công tác để cộng đồng Phật tử cùng gắn bó và đồng hành cung cấp thông tin, tài liệu, văn bản chính xác có hiệu nghiệm trong công tác truyền thông Phật giáo thời đại mới.
Chung tay phối hợp các ban ngành tổ chức các cuộc họp, báo cáo tình hình phát triển và diễn biến để có được sự thống nhất. Đây là điều kiện rất quan trọng để đảm bảo tính nhất quán nhưng phong phú, đa chiều của thông tin, nhằm giúp cho những thông tin tích cực được lan tỏa đến nhiều người. Đồng thời tránh được tình trạng tiêu cực cùng một sự việc mà mỗi nơi mỗi khác, gây khó khăn trong vấn đề xử lý nhất là những vụ việc có thể trở thành điểm nóng Phật giáo gây phản cảm, phản tác dụng.
Tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ, thỉnh mời các giảng viên uy tín, giàu kỹ năng kinh nghiệm; luôn tìm tòi và học hỏi để nâng cao trình độ Phật học lẫn thế học; rèn luyện năng lực phẩm chất đạo đức và trình độ chuyên môn; năng động phát triển không ngừng tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ.
Mỗi cá nhân người làm truyền thông khi vi phạm phải chịu trách nhiệm và người lãnh đạo phải chịu trách nhiệm xử lý. Điều đó sẽ đảm bảo cho việc nghiêm minh của luật pháp và văn minh của xã hội.
Người làm công tác tuyên truyền của thời đại đòi hỏi phẩm chất đạo đức nghề nghiệp rất cao, cần có lập trường và bản lĩnh chính trị vững vàng, luôn bình tĩnh và biết lắng nghe trước mọi sự việc để tìm hướng giải quyết. Chính điều đó sẽ tạo nên uy tín, kinh nghiệm công tác và niềm tin cho tín đồ Phật giáo.

v11

Tóm lại, muốn nền tảng giáo lý Phật giáo được vững chắc lan rộng, phù hợp công nghệ thì việc tham gia các lớp tập huấn là góp phần cho đạo pháp, góp phần cho đất nước phát triển toàn diện, bắt nhịp cùng các cường quốc bảo vệ bản thân và bảo vệ cộng đồng.
Cần lắm những Tăng Ni, Phật tử và người yêu mến đạo Phật tham gia cộng tác thông tin truyền thông, đem giáo lý đức Phật vào đời sống để góp phần mang lại hạnh phúc bền vững cho nhân loại; hãy cùng chung tay góp sức xây dựng ngôi nhà Phật pháp theo hướng xã hội hóa trên toàn cầu.

An Hiền


Người viết : admin