H.Châu Thành: Chùa Tân Long tổ chức lễ Hằng Thuận cho đôi bạn trẻ

Thứ tư, 31/01/2024, 21:11 GMT+7
H.Châu Thành: Chùa Tân Long tổ chức lễ Hằng Thuận cho đôi bạn trẻ

H.Châu Thành: Chùa Tân Long tổ chức lễ Hằng Thuận cho đôi bạn trẻ

PGTG - Sáng ngày 30/01/2024 (nhằm ngày 20 tháng Chạp năm Quý Mão), tại chùa Tân Long xã Hữu Đạo, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang đã diễn ra lễ Hằng thuận cho đôi bạn trẻ: Phật tử Thiện Kiến - Phan Hữu Thiện và Phật tử Tâm Thuần Lạc - Mai Thị Thanh Thảo.

Buổi lễ được sự chứng minh của Đại đức Thích Huệ Phát  - Phó trưởng Ban Trị sự GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Trụ trì chùa Tân Long; Đại đức Thích Đức Quang – UVTT BTS GHPGVN tỉnh, Trưởng ban Trị sự Phật giáo thị xã Cai Lậy; Đại đức Thích Minh Thiền - Phó trưởng ban Thường trực Ban Trị sự GHPGVN thị xã Cai Lậy; Đại diện thông gia hai họ và Phật tử chùa Tân Long đồng tham dự.

Tại buổi lễ, sau nghi thức dâng hương đảnh lễ Tam Bảo; đôi Tân Lang và Tân Nương được lắng nghe chư Tôn đức nói về ý nghĩa của lễ Hằng thuận và bổn phận của người làm vợ, làm chồng theo quan điểm của Phật giáo.

Hằng thuận có nghĩa là đôi vợ chồng luôn luôn sống hòa thuận, tương kính nhường nhịn lẫn nhau, cùng nhau vừa làm tròn trách nhiệm bổn phận của người vợ người chồng trong đời sống gia đình, đối với ông bà cha mẹ và con cái; vừa hướng đến con đường tu tập giác ngộ giải thoát, trên cơ sở giữ gìn ngũ giới, hành thập thiện và tu tập theo Bát Chánh Đạo.
Đức Phật đã dạy trong kinh Thiện sanh về bổn phận của người chồng và người vợ, nếu thực hành trọn vẹn thì hạnh phúc hôn nhân sẽ viên mãn.
Năm bổn phận đối với vợ của người chồng:
1. Phải biết tôn trọng vợ
2. Không bất kính hay đối xử tệ bạc với vợ
3. Phái chung thúy, trung thành với vợ
4. Phải tin tưởng giao tài sản tiền bạc cho vợ quản lý
5. Phải sắm đồ nữ trang cho vợ một khi có điều kiện
Đồng thời đức Phật cũng đã dạy người vợ phái làm tròn năm bổn phận đối với người chồng:
1. Phải luôn làm tròn bốn phận trong nhà
2. Phải vui vẻ tử tế với quyến thuộc bên chồng
3. Phải luôn chung thủy với chông.
4. Giữ gìn cấn thận đồ trang sức và luôn coi sóc giữ gìn của cải đồ dùng trong nhà.
5. Luôn siêng năng, không bao giờ trút tháo công việc cho người khác.

Mục đích chính của lễ Hằng thuận là làm thế nào để cho đôi vợ chồng ý thức được tâm quan trọng của nên tảng đạo đức tâm linh trong đời sống gia đình, để từ đó hướng đến một đời sống hôn nhân thật sự an lạc hạnh phúc. Để thực hiện được điều này, trước hết, đôi vợ chồng phải hết lòng yêu thương nhau, chung thủy, tôn trọng, qúy kính lần nhau và luôn luôn hòa thuận với nhau, cùng nhau hướng đến những điều thánh thiện và cao thượng trong cuộc sống như hàm nghĩa của hai từ Hằng thuận đã toát lên.

Một số ảnh ghi nhận:

Thiền Hạnh


Người viết : admin