H.Châu Thành: Lễ Húy kỵ lần thứ 9 Hòa thượng Thích Tâm Chánh tại chùa Trường Phước

Thứ ba, 15/12/2020, 17:27 GMT+7
H.Châu Thành: Lễ Húy kỵ lần thứ 9 Hòa thượng Thích Tâm Chánh tại chùa Trường Phước

H.Châu Thành: Lễ Húy kỵ lần thứ 9 Hòa thượng Thích Tâm Chánh tại chùa Trường Phước

PGTG – Với tinh thần “ẩm thủy tri nguyên”, sáng ngày 15/12/2020 (nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Canh Tý), Ni sư Thích Nữ Huệ Ánh – Trụ trì chùa Trường Phước, xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang cùng bổn đạo Phật tử trang nghiêm tổ chức lễ Húy kỵ lần thứ 9, tưởng niệm cố Hòa thượng Thích Tâm Chánh – nguyên Chứng minh BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Viện chủ chùa Trường Phước.

vvv_1vvvvv


Buổi lễ được sự quang lâm chứng minh và tham dự của HT.Thích Minh Thiện - Ủy viên HĐTS, Trưởng BTS GHPGVN tỉnh Long An; HT.Thích Thiện Pháp – Trụ trì chùa Hội Linh (TP.Cần Thơ); HT.Thích Chơn Lệ - Chứng minh BTS GHPGVN huyện Châu Thành; HT.Thích Chơn Đạo – Giáo thọ Trường TCPH tỉnh Long An; TT.Thích Quảng Lộc – Phó BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; TT.Thích Trung Chánh – UV Thường trực BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang, Trưởng BTS Phật giáo huyện Châu Thành; ĐĐ.Thích Huệ Phát – Chánh Thư ký BTS GHPGVN tỉnh Tiền Giang; NT.Thích Nữ Minh Châu – Chứng minh Phân ban Ni giới tỉnh Tiền Giang; NT.Thích Nữ Tịnh Nghiêm – Phó BTS, Trưởng PBNG tỉnh Tiền Giang; NT.Thích Nữ Tuệ Đăng – Trưởng PBNG tỉnh Long An; chư Tôn đức Tăng Ni các tự viện tỉnh Tiền Giang, tỉnh Long An và đông đảo Phật tử đồng câu hội tham dự.

v17_2v33

Sau khóa lễ phúng tụng Kinh A Di Đà và cúng ngọ Phật, chư Tôn đức đồng vân tập về Tổ đường thắp hương tưởng niệm Giác linh cố Hòa thượng.

v32

Nơi Tổ đường, TT.Thích Trung Chánh thay mặt BTS GHPGVN huyện Châu Thành tuyên đọc Tiểu sử cố Hòa thượng Thích Tâm Chánh và ôn lại đôi nét về đạo hạnh khiêm cung, giảng dị của Hòa thượng để hàng Tăng Ni hậu học cùng Phật tử lấy đó làm hành trang trên bước đường tu nhơn học Phật.

v34

NS.Thích Nữ Huệ Ánh thay mặt môn đồ Pháp quyến dâng lời hoài niệm Ân sư, tưởng nhớ Giác linh Hòa thượng – bậc Tôn sư khả kính đã hết lòng tận tụy chỉ dạy cho Ni sư từng bước vững chải hơn trên con đường tu tập, hành đạo nơi ngôi Trường Phước cổ tự này.

v28_1

TT.Thích Quảng Lộc đại lao chư Tôn đức chứng minh ban đạo từ tại buổi lễ, thành kính ghi niệm công đức một đời chân tu bình dị của cố Hòa thượng Thích Tâm Chánh; tán thán tinh thần hiếu hạnh và tâm nguyện hết lòng phụng sự Phật pháp của Ni sư Trụ trì chùa Trường Phước. Ni sư luôn vâng lời chỉ dạy của cố Hòa thượng, từng bước xây dựng ngôi chùa khang trang, hướng dẫn Phật tử tu tập đúng chánh pháp, sinh hoạt đạo tràng ngày càng quy củ, góp phần xiểng dương Phật pháp và trang nghiêm Giáo hội.
Buổi lễ tưởng niệm khép lại viên mãn sau nghi thức quá đường và cúng dường trai tăng của môn đồ Pháp quyến.

Một số hình ảnh ghi nhận tại buổi lễ:

v1_3v3_3v22_2v4_2v7_3v8_2v10_3v31v9_3v24_2v30v11_2v12_4v18_3v20_2v16_3v23_2v25_2v26_1v27_1v29_1v5_2

Thích Như Tùng
 

 

TIỂU SỬ
HÒA THƯỢNG THÍCH TÂM CHÁNH

v35

 - Thành viên Hội đồng Chứng minh Trung ương GHPGVN.
- Chứng Minh Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Tiền Giang.
- Chứng minh Ban Đại diện Phật giáo huyện Châu Thành, Tiền Giang.
- Chứng minh Ban thừa kế Thiên Thai Thiền Giáo Tông
- Viện Chủ Chùa Trường Phước, Châu Thành, Tiền Giang.
I. THÂN THẾ
Hòa Thượng thượng Nghiêm hạ Phước, Húy Tâm Chánh thuộc dòng Tế Thượng Chánh Tông đời thứ 43, thế danh là Lê Văn Phó, sinh năm 1912 tại ấp Tân Hòa,  xã Tân Hương, huyện Châu Thành, tỉnh Tiền Giang, trong một gia đình nhiều đời kính tin Tam Bảo. Thân phụ là cụ ông Lê Văn Biện, hiền mẫu là cụ bà Dương Thị Khánh. Ngài là con trai trưởng trong gia đình có năm anh chị em gồm ba trai hai gái. Với túc duyên sẳn có nên ngay từ thuở nhỏ Hòa Thượng đã để tâm thiên về học đạo, khi đến tuổi trưởng thành Ngài đã quyết chí xuất gia tìm đường giải thoát.
II. XUẤT GIA – HÀNH ĐẠO
Vào những năm đầu của thập niên 30, Phong trào chấn hưng Phật giáo đã làm sống dậy tinh thần học Phật, tin Phật và tu Phật của hàng triệu Phật tử Việt Nam vốn tiềm ẩn như bừng lên trên khắp ba miền Nam, Trung, Bắc. Tinh thần ấy đã thôi thúc người thanh niên lứa tuổi đôi mươi Lê Văn Phó từ giả gia đình cha mẹ, anh em cùng những người thân để đến chùa Thiên Phước thuộc xã Tân Hương, Long An đảnh lễ Hòa Thượng Pháp Long cầu xin xuất gia học đạo (lúc bấy giờ Ngài vừa tròn 18 tuổi). Ngài được Hòa Thượng Bổn sư  đặt pháp danh là Nghiêm Phước, Pháp Húy Tâm Chánh và cho truyền thọ Sa Di giới. 
Từ đó: 
“Đường giải thoát thênh thang rộng mở
Chí xuất trần nhẹ bước vân du
Bỏ ngoài tai ngàn dặm lòng tham ái
Để lẽ huyền vi mãi trong tâm.”
Năm 1932, sau 2 năm cần tu, hiếu học, Ngài tròn 20 tuổi được thầy tế độ tin cẩn cho phép đăng đàn thọ cụ túc giới tại Tổ đình Linh Sơn, đường Cô Giang, quận Nhất, Sài Gòn, từ đó Ngài chính thức dự vào hàng chúng trung tôn của Phật. Sau khi thọ đại giới, Với bản hoài thượng cầu Phật đạo, cố Hòa Thượng đã tìm đến cầu y chỉ và học đạo với Hòa Thượng Pháp Lâm chùa Thiên Châu, thành phố Tân An, tỉnh Long An. Ngài còn đến cầu pháp với Hòa thượng chùa Thiên Quang, Hóc Môn. Nhưng với hạnh nguyện an bần thủ đạo, lấy niềm vui nội tại làm chất liệu sống và phổ độ chúng sanh bằng phương thức hữu duyên, Cố Hòa Thượng đã đến cầu pháp với Tổ Sư Huệ Đăng tại Tổ đình Thiên Thai, Bà Rịa. Ngài đã ở đây học đạo và ẩn tu nghiên tầm pháp hành 6 năm. Sau đó Ngài trở về chùa Thiên Phước, xã Khánh Hậu, Thị xã Tân An trụ trì hoằng dương Phật Pháp.
Khoảng những năm của thập niên 60, chiến tranh loạn lạc, chùa chiền phần nhiều rơi vào hoang phế, Chùa Trường Phước – nơi quê hương của Hòa Thượng cũng không ngoại lệ. Đứng trước lời thỉnh cầu tha thiết của Bổn đạo Phật tử địa phương nên vào năm 1958 cố Hòa Thượng đã mời Ni Trưởng Như Ngộ (lúc bấy giờ là trụ trì chùa Phổ Đức, thành phố Mỹ Tho) về trông coi  chùa Thiên Phước, còn Ngài về  chùa Trường Phước, xã Tân Hương xiểng dương Tam Bảo hóa độ chúng sanh.
Những tưởng nhẹ gánh Sơn môn, chốn quê nhàn an bề nhiếp niệm pháp tu giải thoát, nhưng vào năm 1965 cố Hòa Thượng Pháp Lâm trụ trì chùa Thiên Châu viên tích, Ngài là trưởng tử y chỉ nên từ đó lại phải bao sái nhiều việc nơi chốn tổ này cùng nhiều công việc Phật sự khác như:
Năm 1966, tròn 52 tuổi Ngài được Giáo hội Lục Hòa Tăng Việt Nam tấn cử lên hang Giáo Thọ A Xà Lê tại Chùa Thiên Quang Hóc Môn để cùng chung lo Phật sự. Cũng năm này Ngài lại phát tâm trùng tu chùa Thiên Châu lần thứ nhất. Năm 1990 Ngài lại chứng minh cho Phật tử Phước Tài trùng tu chánh điện chùa Thiên Châu lần thứ hai.
Năm 1981, cố Hòa Thượng Nghiêm Hạnh vị trụ trì đời thứ ba tại chùa Thiên Châu lại viên tịch và từ đó cho đến năm 2001 chùa Thiên Châu chưa đủ duyên thỉnh Tăng trụ trì nên cố Hòa Thượng luôn phải quan tâm nhắc nhở các vị thủ tự giữ gìn ngôi Tam Bảo. Sau đó, để việc quản lý Tăng, tự viện được thuận tiện theo quy định của Pháp luật nhà nước và hiến chương Giáo hội PGVN, Ngài đã tín cẩn giao cho Thượng  Tọa Thiện Huệ, Chánh Đại Diện PG thị xã Tân An, trụ trì chùa Thiên Khánh, P.4 TX. Tân An là người trong Tông phong có trách nhiệm tùy nghi sắp xếp nhân sự thừa kế chùa Thiên Châu theo quản lý hành chánh Giáo hội PGVN. Năm 2001 Ngài chứng minh Đại Đức Thích Phước Hào là người trong Tông phong về Thủ tự chùa Thiên Châu. Nhưng chỉ được 4 năm thì Vô thường lại đến với Thầy Phước Hảo. Lúc bấy giờ Ngài chứng minh cho Thượng Tọa Thích Minh Thiện về Trụ trì chùa Thiên Châu. Năm 2008 Ngài chứng minh cho Thượng Tọa Thích Minh Thiện quy hoạch tổng thể và bắt đầu tái thiết các hạn mục chùa Thiên Châu, P.3, TP. Tân An, tỉnh Long An. Ngày nay chùa Thiên Châu đã được khang trang và tráng lệ.
Cũng nhắc lại vào năm 1984 với  tâm nguyện lấy đức tu giải thoát tấn dẫn hậu lai nên Ngài đã quyết định giao quyền trụ trì chùa Trường Phước lại cho Ni sư cùng quê là Cố Ni Sư Thích Nữ Như Nhàn - Đệ tử của Ni Trưởng viện chủ chùa Thiên Phước, TP. Tân An. Chẳn ngờ duyên trần nối pháp của Ni Sư sớm hết nên cố Ni Sư đã viên tịch năm 1997. Từ đó Hòa Thượng lại phải tiếp tục cố vấn cho Sư Cô Huệ Ánh trong việc “Trụ Pháp Vương gia, Trì Như Lai tạng” nơi chùa Trường Phước cổ kính này.
Đối với sự nghiệp Giáo hội PGVN và của Phật giáo tỉnh Tiền Giang, Ngài luôn nguyện “Trì giới, kiệm đức, một đời tận tụy tu tập, lấy việc an bần lạc đạo, phản chiếu tự tâm làm phương châm sống, hành trì phạm hạnh, tùy duyên phổ hóa chúng sanh”. Do đó, vào năm 2002 Cố Hòa Thượng được Chư Tôn Đức Ban Trị Sự Tỉnh Hội Phật Giáo Tỉnh Tiền Giang nhiều lần thuyết phục và xin phép đề nghị tấn phong Ngài lên hàng Giáo phẩm Hòa Thượng, đồng thời thỉnh cử Ngài là Thành viên Hội đồng Chứng minh GHPGVN, Chứng Minh Ban Trị Sự Tỉnh Hội PG tỉnh Tiền Giang, Chứng minh Ban Đại Diện PG huyện Châu Thành  để tứ chúng nương nhờ ân đức của Ngài mà tu tập.
Thật là:
Thiền khách quá trần tự tại nhàn
Cõi lòng thanh thoát đạo thênh thang
Sắc không chơn vọng đâu còn nữa
Buông bỏ hai đầu chặng giữa tan.
III. THỜI KỲ THỊ TỊCH
Thành, trụ, hoại, không hay sinh, già, bệnh, chết vốn là quy luật muôn đời của các pháp hữu vi. Thông thường sự chuyển dịch của bốn núi “Sinh, Già, Bệnh, Chết” dễ chi phối, hoành hành tâm trạng phàm phu của con người. Trái lại, tinh thần nhiếp phục tự thân, biết an trú chính mình, liễu ngộ vô thường … chính là năng lực tinh tấn tu tập của các bậc đạo sư, các bậc cao tăng thạc đức. Những năm tháng sau cùng của Hòa Thượng đã chứng minh phạm hạnh và công đức tu trì của Ngài mỗi ngày một tăng trưởng và kiên định thâm sâu. Mặc dù những năm gần viên tịch, thân tứ đại của Ngài luôn có bệnh duyên chi phối, nhưng khi bệnh duyên càng tăng thì Ngài cũng tăng sức an trú nhiếp phục, nên hành trạng của ngài càng trở nên bình dị, an nhiên, vắng lặng, tỉnh giác trước sự mòn mõi của huyễn thân tứ đại.
Thời khắc thiêng liêng tương hội, công đức hóa  duyên viên mãn, Đức Hòa Thượng Thích Tâm Chánh đã thâu thần thị tịch vào lúc 19 giờ 45 phút ngày 26 tháng 11 năm 2011 (Nhằm ngày mùng 2 tháng 11 năm Tân Mão) trong âm vang tiếng niệm Phật của đại chúng tại chùa Trường Phước. Ngài trụ thế 99 năm, trải qua 79 mùa an cư kiết hạ, để lại trong lòng môn đồ tứ chúng niềm kính thương vô hạn.
Hởi ôi:
Người đi vào cõi vô thường
Nhục thân để lại bên đường tử sanh
Đời không vắng bóng hữu tình
Trần gian rộn tiếng kệ kinh không lời.
Nam Mô Phụng Vì Trường Phước Đường Thượng Thượng Nghiêm Hạ Phước Pháp Húy Tâm Chánh Lê Công  Đại Lão Hòa Thượng Giác Linh chứng minh.

Ban TT-TT PG tỉnh Tiền Giang

 

 

 


Người viết : admin