Tiền Giang: Các giải pháp đảm bảo an toàn khi tham gia không gian mạng 

Thứ bảy, 06/04/2024, 20:28 GMT+7
Tiền Giang: Các giải pháp đảm bảo an toàn khi tham gia không gian mạng 

Tiền Giang: Các giải pháp đảm bảo an toàn khi tham gia không gian mạng 

PGTG - Chiều ngày 6/4/2024 đại diện Phòng An ninh mạng và phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao, Thiếu tá Nguyễn Đình Sĩ và Thượng úy Huỳnh Trọng Ẩn đã có buổi gặp gỡ các học viên khoá bồi dưỡng chuyên ngành thông tin truyền thông năm 2024, do Ban TT-TT Phật giáo tỉnh Tiền Giang tổ chức với chuyên đề “Các giải pháp đảm bảo an toàn khi tham gia không gian mạng”.

Ở đầu chương trình, Thiếu tá đã nhấn mạnh đến các học viên những nguy cơ khi tham gia không gian mạng như: Bị tác động bởi các thông tin xấu độc, thù địch, nguy cơ bị lộ thông tin cá nhân, bị xúc phạm danh dự nhân phẩm hay lừa đảo trực tuyến. 
Thiếu tá đã chỉ rõ các hành vi bị cấm trên không gian mạng: tuyên truyền chống nhà nước, xuyên tạc lịch sử xâm phạm bí mật nhà nước, bí mật cá nhân, thông tin sai sự thật, xúi giục, lôi kéo, kích động người khác phạm tội, thực hiện tấn công mạng, hoạt động mại dâm, tệ nạn xã hội.

Một số hình thức lừa đảo trực tuyến như: sử dụng số điện thoại giả mạo, đe dọa và áp lực tâm lý, yêu cầu chuyển tiền hoặc thông tin cá nhân, tạo áp lực thời gian, chiếm đoạt tài khoản mạng xã hội, kiểm soát chiếm đoạt tiền trong ví điện tử, kiểm soát tài khoản ngân hàng liên kết với ví điện tử, yêu cầu tạm ứng tiền, yêu cầu thông tin tài khoản cá nhân, trang thanh toán đơn hàng không an toàn, quảng cáo công việc quá hấp dẫn và dễ dàng, thiếu thông tin công ty hoặc không có thông tin liên hệ, thiếu hợp đồng hoặc thoả thuận rõ ràng, tăng 64,78% so với cùng kỳ, diễn biến ngày càng phức tạp, tinh vi, thiệt hại lớn.

Để nhận diện lừa đảo trực tuyến thường thì họ đánh vào lòng tham của nhiều người, muốn kiếm tiền nhanh, với lãi suất cao trao đổi thông tin qua mạng xã hội: Zalo, telegram, mess… yêu cầu chuyển tiền, cung cấp thông tin cá nhân, OTP... 
Cách phòng ngừa các lừa đảo trực tuyến như: hạn chế chia sẻ thông tin cá nhân của mình trên mạng, sử dụng mật khẩu an toàn để bảo vệ tài khoản của mình trên mạng, dựa vào đâu để khẳng định người đang trò chuyện với bạn không phải là một kẻ lừa đảo?.

Thiếu tá Nguyễn Đình Sĩ thuyết trình tại khóa bồi dường chuyên ngành TTTT năm 2024

Vị đại diện Phòng An ninh mạng cũng đã triển khai cho học viên cách ngăn chặng những hành động của chúng bằng 3 “nguyên tắc vàng”: Chậm lại, kiểm tra tại chỗ, dừng lại! Không gửi. Và 5 “không” khi giao dịch trên không gian mạng: Không đăng nhập trên đường link lạ, không chuyển bất cứ tài khoản tiền nào để mua đơn hàng theo yêu cầu của đối tượng, không cung cấp bất cứ nội dung gì liên quan đến thông tin cá nhân hoặc thông tin tài khoản ngân hàng, không chuyển bất cứ khoản tiền nào để làm thủ tục vay tiền hoặc chứng minh tài khoản, không cung cấp mã OTP cho người khác biết.
Phải làm như thế nào khi biết đã bị lừa đảo? Thiếu tá Nguyễn Đình Sĩ khuyên đừng tiếp tục gửi tiền bằng mọi hình thức; liên hệ ngay lập tức với ngân hàng để tạm ngừng giao dịch; thu thập và lưu lại bằng chứng; làm đơn tố giác gửi tới cơ quan công an nơi gần nhất; cảnh báo cho gia đình và bạn bè; cập nhật thủ đoạn mới để phòng ngừa. 

Thượng úy Huỳnh Trọng Ẩn tại buổi thuyết trình

Phần trả lời những vấn đề thắc mắc đã và đang gặp phải của các học viên, Thượng úy Huỳnh Trọng Ẩn nêu ra một số kiến thức về luật an ninh mạng; quyền tự do nhân thân; những chuẩn tắc ứng xử đạo đức và hợp lý để các học viên biết ứng xử khi sử dụng mạng được an toàn. Thượng úy khuyên nên trang bị cho mình những kiến thức cơ bản và thường xuyên cập nhật các hình thức tội phạm để phòng ngừa, không trở thành nạn nhân trong những việc lừa đảo trên không gian mạng.

https://www.youtube.com/watch?v=Zdtx9wJY_WI

 

Nhuận Diệu - Vạn Nguyên


Người viết : admin